Serverless là gì? Ưu và nhược điểm của Serverless
Trong kỷ nguyên số, tốc độ và hiệu quả là yếu tố then chốt để doanh nghiệp phát triển nhanh chóng. Và Serverless được biết đến như một giải pháp điện toán đám mây tiềm năng, giúp các nhà phát triển tập trung hoàn toàn vào việc xây dựng ứng dụng mà không cần lo lắng về cơ sở hạ tầng phức tạp. Vậy Serverless là gì? Theo dõi bài viết sau đây của Long Vân để có thêm thông tin chi tiết về Serverless.
Mục lục
Serverless là gì?
Serverless là một mô hình điện toán đám mây, cho phép các nhà phát triển xây dựng và vận hành ứng dụng nhưng không cần quản lý máy chủ vật lý hay hệ điều hành. Thay vì phải thiết lập hạ tầng, nhà phát triển chỉ cần thực hiện viết mã, còn việc phân bổ tài nguyên, bảo trì hay mở rộng sẽ do nhà cung cấp dịch vụ thực hiện.
.png)
Hiểu một cách đơn giản hơn thì Serverless hoạt động giống như việc bạn sử dụng điện thoại di động. Bạn không cần biết nhà mạng đang sử dụng loại máy chủ nào, cấu hình ra sao mà bạn chỉ cần tập trung vào việc gọi điện, nhắn tin hay sử dụng ứng dụng, sau đó chi trả khoảng phí phù hợp. Nhà mạng sẽ lo phần còn lại.
Kiến trúc Serverless
Kiến trúc Serverless được cấu tạo từ 5 thành phần chính như sau:
Dịch vụ xác thực (Authentication Service): Xác minh người dùng từ xa hoặc kết nối với ứng dụng và dịch vụ, đảm bảo quyền truy cập hợp lệ đến hệ thống và dịch vụ.
Cơ sở dữ liệu sản phẩm (Product Database): Lưu trữ toàn bộ dữ liệu, được phân chia hợp lý để tránh quá tải và tối ưu hiệu suất truy xuất.
Client (Giao diện người dùng): Xử lý các logic phía người dùng như phiên làm việc, giao diện và tương tác.
Chức năng tìm kiếm (Search Function): Sử dụng API Gateway để tiếp nhận yêu cầu, tìm kiếm dữ liệu và phản hồi kết quả về client.
Chức năng mua hàng (Purchase Function): Tách riêng thành các khối logic nhỏ, xử lý các bước như đặt hàng, thanh toán theo từng sự kiện.
Ưu và nhược điểm của Serverless
Trước khi triển khai sử dụng Serverless, người dùng cần hiểu rõ về ưu và nhược điểm của Serverless:
Ưu điểm
Công nghệ Serverless mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn khi sử dụng, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp và nhà phát triển:
Giảm chi phí: Người dùng chỉ cần trả tiền cho tài nguyên thực tế được sử dụng khi mã của bạn chạy. Khi không có yêu cầu sử dụng, bạn sẽ không tốn chi phí nào. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí đáng kể so với việc duy trì các máy chủ ảo hoạt động liên tục.
Tăng tốc độ phát triển: Các nhà phát triển không còn phải bận tâm về việc quản lý máy chủ, cấu hình mạng hay các tác vụ quản trị hệ thống phức tạp mà hoàn toàn tập trung hoàn toàn vào việc viết mã và triển khai ứng dụng một cách nhanh chóng.
Mở rộng linh hoạt: Có khả năng tự động mở rộng hay thu hẹp tài nguyên dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế. Khi lưu lượng có sự truy cập tăng đột biến, hệ thống sẽ tự động đáp ứng mà không cần bất kỳ can thiệp thủ công nào.
Giảm tải cho đội ngũ vận hành: Với việc nhà cung cấp dịch vụ quản lý cơ sở hạ tầng, đội ngũ vận hành sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các nhiệm vụ chiến lược khác.
Tính sẵn sàng cao: Các nhà cung cấp dịch vụ thường đảm bảo tính sẵn sàng và độ tin cậy cao cho các dịch vụ Serverless. Họ có các cơ chế dự phòng, phục hồi mạnh mẽ nhằm đảm bảo ứng dụng của bạn luôn hoạt động ổn định.
.png)
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, Serverless cũng tồn tại một số nhược điểm mà bạn cần xem xét kỹ lưỡng trước khi triển khai sử dụng:
Độ trễ khi khởi động nguội: Trong một số trường hợp, đặc biệt là khi một hàm Serverless không được gọi trong một thời gian dài, có thể xảy ra hiện tượng "khởi động nguội", điều này dẫn đến độ trễ trong lần gọi đầu tiên, có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng đối với các ứng dụng yêu cầu phản hồi nhanh.
Giới hạn về thời gian thực thi và tài nguyên: Các hàm Serverless thường có giới hạn về thời gian thực thi tối đa và tài nguyên (CPU, bộ nhớ) được cấp phát cho mỗi lần chạy. Điều này có thể gây khó khăn cho các tác vụ tính toán phức tạp hoặc chạy trong thời gian dài.
Khó khăn trong việc gỡ lỗi và giám sát: Việc theo dõi và gỡ lỗi các ứng dụng Serverless có thể phức tạp hơn so với các ứng dụng truyền thống, do tính chất phân tán và trừu tượng hóa cao của cơ sở hạ tầng.
Phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ: Việc sử dụng Serverless đồng nghĩa với việc bạn sẽ phụ thuộc vào các dịch vụ và API của một nhà cung cấp cụ thể. Việc chuyển đổi giữa các nhà cung cấp có thể tốn nhiều thời gian và công sức.
Kiểm soát hạn chế: Bạn sẽ có ít quyền kiểm soát hơn đối với môi trường thực thi so với việc tự quản lý máy chủ. Điều này có thể là một vấn đề đối với các ứng dụng có yêu cầu tùy chỉnh cao về môi trường.
Ứng dụng thực tế của Serverless
.png)
Serverless ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhờ khả năng linh hoạt, tiết kiệm chi phí và dễ mở rộng. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến:
Xây dựng API backend: Serverless là lựa chọn lý tưởng mà nhiều người sử dụng nhằm tạo các API RESTful hoặc GraphQL nhanh chóng, dễ triển khai và tự động mở rộng.
Xử lý sự kiện theo thời gian thực: Được sử dụng nhằm xử lý các sự kiện theo thời gian thực như xử lý đơn hàng, gửi email tự động, thông báo đẩy (push notification) khi có sự kiện mới từ người dùng.
Tự động hóa tác vụ: Serverless giúp người dùng tự động hoá các quy trình như xử lý hình ảnh, nén video, backup dữ liệu hoặc chuyển đổi định dạng file.
Ứng dụng IoT: Được sử dụng nhằm xử lý và phản hồi dữ liệu từ hàng ngàn thiết bị IoT theo mô hình event-driven mà không cần duy trì máy chủ liên tục.
Chatbot và trợ lý ảo: Tạo các chức năng phản hồi tự động, tích hợp với đa dạng các nền tảng.
Kết luận
Serverless mang đến nhiều lợi ích thiết thực về chi phí, tốc độ phát triển và khả năng mở rộng khi người dùng triển khai ứng dụng yển nền tảng này. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm với một số thách thức nhất định mà bạn cần quan tâm. Việc hiểu rõ Serverless là gì, cũng như những ưu và nhược điểm của Serverless sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt về việc ứng dụng công nghệ này cho dự án của mình. Hy vọng với thông tin phía trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Serverless.